Xem qua 5 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai để điều trị kịp thời 

 

Bài viết này không chỉ giúp bạn nhìn rõ các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Hơn thế nữa chị em còn tìm ra cách xử trí kịp thời để tránh các hệ lụy tiêu cực tới sự phát triển của bé cưng cũng như sức khỏe của mẹ. Vì thế, đừng vội bỏ qua bất cứ thông tin giá trị nào bạn nhé! 

Contents

Bệnh trĩ ở bà bầu là gì? Có nguy hiểm không?

Dân gian có câu “thập nhân cửu trĩ” ý nói tới 10 người thì đến 9 người mắc trĩ. Điều này một lần nữa khẳng định đây là căn bệnh rất phổ biến. Một nghiên cứu khác còn cho thấy hơn 50% mẹ bầu mắc phải bệnh này ở các mức độ khác  nhau.

Trĩ là bệnh lý thường gặp trong ba tháng cuối của thai kỳ. Lúc này tử cung đã mở rộng hơn và gây áp lực lên tĩnh mạch. Kết hợp  với việc bổ sung nhiều chất sẽ khiến tĩnh mạch ở hậu môn, trừng tràng sưng lên.

Trĩ không chỉ làm chị em cảm thấy ngứa, đau, chảy máu vô cùng khó chịu khi đi đại tiện. Hơn thế nữa, bệnh này còn ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Trĩ là bệnh lý thường gặp trong ba tháng cuối của thai kỳ
Trĩ là bệnh lý thường gặp trong ba tháng cuối của thai kỳ

Khi các chất thải không được “tống” ra ngoài như bình thường, nó sẽ đầu đầu ngược trở lại cơ thể của bạn. Điều này khiến chất dinh dưỡng bé nhận về có lẫn tạp chất, gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của con. 

Ở một số mẹ bầu, trĩ sẽ mất sau khi sinh. Tuy nhiên không ít chị em lại vô cùng khổ sở vì hiện tượng này còn trầm trọng hơn sau đó. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh trĩ? Mời bạn cùng đọc ngay các chia sẻ ở phần tiếp theo sau đây! 

Những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở bà bầu

Sở dĩ mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ là vì những nguyên nhân sau đây:

Thai nhi gây áp lực lên tĩnh mạch

Như đã chia sẻ kể trên, nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ thai kỳ là do em bé ngày càng phát triển. Vì thế, áp lực lên xương chậu và hệ thống tĩnh mạch gần hậu môn, trực tràng khiến bộ phận này sưng đau ngày càng tăng.

Chính hiện tượng kể trên cũng làm cho mẹ khó đi đại tiện, đối mặt với cảm giác rất khó chịu, bí bích, đau ngứa mỗi ngày.

nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ thai kỳ là do em bé ngày càng phát triển
nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ thai kỳ là do em bé ngày càng phát triển

Nồng độ Progesterone tăng cao

Ngay khi mang thai, cơ thể bạn bắt đầu xuất tiết nhiều hormone thai kỳ. Trong số đó phải kể tới Progesterone có tác dụng bảo vệ sự tự hủy của tế bào mang thai.

Chính thành phần này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Progesterone làm giãn các thành mạch và cũng khiến chúng dễ bị sưng phồng hơn. Đây cũng là lý do mẹ dễ bị bệnh trĩ trong quá trình có bầu.

Thể tích máu tăng lên

Trong khi mang thai, tim hoạt động mạnh mẽ hơn để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Vì thế mà thể tích máu còn tăng lên gấp nhiều lần. Điều này cũng làm giãn tĩnh mạch khiến mẹ bầu dễ bị bệnh trĩ.

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ như:

  • Thường xuyên táo bón, thường xuyên rặn khi đi ngoài
  • Tăng cân quá nhanh, quá nhiều khi mang thai.
  • Ngồi quá lâu trong một thời gian dài
  • Đã từng bị trĩ ở lần mang thai đầu tiên.

Ngay sau đây bài viết xin chia sẻ cụ thể về các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Mời bạn cùng tìm hiểu để có thêm thông tin chính xác, sớm tìm ra cách khắc phục hiệu quả.

Thường xuyên táo bón, thường xuyên rặn khi đi ngoài
Thường xuyên táo bón, thường xuyên rặn khi đi ngoài

Những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cần nắm rõ càng sớm càng tốt

Nếu gặp các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai sau đây, bạn nên sớm có cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ để cải thiện tình hình càng sớm càng tốt. Cụ thể:

  • Thứ nhất, đi ngoài ra máu: Hiện tượng đi ngoài xuất hiện máu nhỏ giọt hoặc chỉ dính vào giấy vệ sinh số lượng rất nhỏ cũng rất đáng lo. Đây là dấu hiệu cho thấy tĩnh mạch của bạn bị sưng phồng, chảy máu đấy.
  • Thứ hai, búi trĩ sưng to: Điều này sẽ làm bà bầu có cảm giác hậu môn rất nặng, căng tăng vô cùng khó chịu.
  • Thứ ba, đau và nóng rát khi đi ngoài: Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai thường thấy. Bạn nên chú ý ăn nhiều chất xơ, đồ dễ tiêu để cải thiện tình hình.
  • Thứ tư, có cảm giác như thứ gì đó đang “lủng lẳng” ở hậu môn: Hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài có dạng cục thịt thừa hoặc hình thành các nếp gấp ở cửa hậu môn cũng làm khá nhiều mẹ bầu khó chịu. Đôi khi bạn phải dùng tay đẩy lên thì búi trĩ mới trở về vị trí bình thường.
  • Thứ năm, ngứa và ẩm ướt: Đây chính là dịch từ búi trĩ tiết ra, nó cũng tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm gây ra các bệnh phụ khoa, viêm da cho bạn đấy.
bạn nên sớm có cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ để cải thiện tình hình càng sớm càng tốt.
bạn nên sớm có cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ để cải thiện tình hình càng sớm càng tốt.

Mong rằng cách chia sẻ mà chúng tôi vừa nói tới sẽ giúp bạn nắm rõ dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai để có cách khắc phục. Trong quá trình mang thai, mẹ nên cẩn trọng dùng các sản phẩm hỗ trợ để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi nữa nhé! 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *