Có thai nhưng không có dấu hiệu gì có phải 1 điều nguy hiểm?

Có trường hợp nào có thai nhưng không có dấu hiệu gì hay không? 

Liệu có xuất hiện trường hợp có thai nhưng không có dấu hiệu gì? Đây là hiện tượng bình thường hay bất thường? Nguyên nhân do đâu? Những thắc mắc tương tự kể trên sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây. Vì thế, mời bạn cùng tìm hiểu để có được thông tin chính xác hơn nữa!

Có thai nhưng không có dấu hiệu gì- do đâu?

Thực tế cho thấy không phải ai cũng có dấu hiệu mang thai khi xuất hiện em bé. Một số người sau khi làm các xét nghiệm kỹ lưỡng hay thử que hai vạch nhưng vẫn hoàn toàn bình thường. Họ không xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức, căng tức ngực cũng như ti thâm, sạm màu như nhiều bà bầu khác. Điều này khiến không ít người cảm thấy khó hiểu.

Tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng, hiện tượng kể trên có thể xuất hiện là vì:

Cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi với các thay đổi 

Ở một số chị em có sức khỏe tốt, các dấu hiệu ốm nghén rất ít, thậm chí không xuất hiện. Chính hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt đã giúp bạn “át” đi những thay đổi do hệ thống hormone thai kỳ gây nên.

Vì thế, bà bầu không cảm thấy có nhiều thay đổi, mệt mỏi, buồn ngủ khi mang thai. Thậm chí một số người còn ăn khỏe, ngủ ngon suốt cả thai kỳ trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi với các thay đổi 
Cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi với các thay đổi

>>> Chia sẻ thêm với bạn Các dấu hiệu mang thai lần đầu từ 1 -2 tuần tuổi

Hội chứng buồng trứng đa nang 

Tuy nhiên, những người mắc Hội chứng buồng trứng đa nang  hay còn có tên gọi khác là Polycystic Ovary Syndrome – PCOS cũng gặp phải triệu chứng này. 

Đây là bệnh xảy ra ở những chị em có quá nhiều hormone sinh dục nam. Trong khi đó hormone sinh dục nữ lại không được cơ thể sản sinh ra đủ. Nó khiến sự rụng trứng trở nên bất thường. Bệnh này cũng làm bạn dễ đối mặt với một số chứng mãn tính khác như tiểu đường, tim mạch và rối loạn sinh sản.

Khi mắc bệnh Polycystic Ovary Syndrome – PCOS, quá trình rụng trứng sẽ bị ngăn cản bởi hormone sinh dục nam. Nó gây nên hiện tượng trứng chứa đầy trong các nang trứng.

Bạn còn dễ xuất hiện dấu hiện có buồng trứng giãn rộng chứa các cụm nang nhỏ. Điều kể trên đồng thời làm mất cân bằng hormone nam và nữ trong cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn tới chức năng sinh sản ở nữ giới. Nhiều chị em đã phải đối mặt với bệnh vô sinh vì hội chứng kể trên.

Khi mắc bệnh Polycystic Ovary Syndrome – PCOS
Khi mắc bệnh Polycystic Ovary Syndrome – PCOS

Đối mặt với nguy cơ sảy thai khi phát hiện có thai nhưng không có dấu hiệu gì

Chưa dừng lại ở đó, nếu bạn có thai nhưng không có dấu hiệu gì cũng nên nghĩ tới nguy cơ thai phát triển không bình thường. Nhiều mẹ bầu đã nhanh chóng nhận “tin sét đánh” khi thai nhi chết lưu.

Do đó, bạn nên để ý để xem cơ thể có ra máu đen hoặc đỏ thẫm, kèm theo hiện tượng đau bụng hay không. Những triệu chứng này một lần nữa củng cố nguy cơ mẹ sảy thai, thai chết lưu rất cao.

>>> Giải mã câu hỏi mất ngủ có phải dấu hiệu có thai hay không?

Do vừa thụ thai

Tuy nhiên, nếu bạn vừa mới cấn bầu thì không chắc rằng mẹ đã có những dấu hiệu mang thai như thường thấy. Thông thường các mẹ có thai dưới 5 tuần tuổi ít khi thấy mình buồn nôn, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi,…

Ngược lại sau đó từ 7 -13 tuần khi thai xuất hiện, các dấu hiệu có thai mới rõ rệt khiến bạn nhận biết được một cách cụ thể.

bạn vừa mới cấn bầu thì không chắc rằng mẹ đã có những dấu hiệu mang thai như thường thấy
bạn vừa mới cấn bầu thì không chắc rằng mẹ đã có những dấu hiệu mang thai như thường thấy

Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá

Thực tế có nhiều nghiên cứu chỉ ra, những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có dấu hiệu mang thai xuất hiện muộn hơn so với bình thường.

Vì lẽ đó, hãy tránh xa mùi khói thuốc cũng như các chất kích thích ngay cả khi bạn chưa mang bầu. Trong thuốc lá có tới 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 chất độc gây hại cho sức khỏe con người. Thậm chí khói thuốc lá còn úm vào quần áo, gây ra những ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dài đến toàn bộ hệ thống cơ quan nội tạng trong cơ thể bạn đấy.

Những lưu ý cần biết khi mang bầu

Dù có thai nhưng không có dấu hiệu gì nhưng lời khuyên của các bác sỹ là:

Ngay khi biết mình mang thai, mẹ nên có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Mặt khác, chị em cần  dùng thêm Sắt, các loại đa vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Điều này giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, củng cố sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh thời tiết gây hại cho quá trình phát triển của bé trong giai đoạn đầu đời.

Đồng thời, mẹ bầu cũng giúp bé tránh xa nguy cơ bị dị tật thai nhi cũng như những tác động tiêu cực khác. 

 Bạn cũng nên cân bằng chế độ làm việc, nghỉ ngơi và giữ tâm trạng tốt. Bởi lẽ cảm xúc của mẹ ảnh hưởng không nhỏ tới tính cách của con sau này.

Bạn nên ngủ đủ ít nhất 8h/ngày, ngủ trước 23h mỗi tối để cơ thể tràn đầy năng lượng. Việc tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp mẹ tránh xa nguy cơ nhức mỏi người, đau lưng và hiện tượng thừa cân khi mang thai.

Ngay khi biết mình mang thai, mẹ nên có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng phù hợp
Ngay khi biết mình mang thai, mẹ nên có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng phù hợp

Ngoài ra, hãy kết nối với chúng tôi khi cần thêm các tư vấn, hỗ trợ kịp thời hơn bạn nhé. chuyên trang sẽ thường xuyên cập nhật các thông tin hữu ích để mẹ bầu ngày càng có nhiều kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và bé cưng.

Tin rằng các chia sẻ hay mà nhiều chuyên gia có tầm mang tới trên hệ thống sẽ không làm chị em lãng phí thời gian một cách vô ích! 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.