5 dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai, cực kỳ nguy hiểm cả mẹ và bé

 

Bạn đừng bỏ qua các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai để sớm có thể phát hiện và khắc phục bệnh kịp thời. Bởi lẽ những biến chứng lớn mà căn bệnh này mang lại có thể nguy hiểm tới cả mẹ và bé.

Contents

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo thống kê có từ 2-10% bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh này xuất hiện khi cơ thể bạn rối loạn dung nạp Glucose. Bệnh chỉ xuất hiện và tồn tại trong thời gian mang bầu và nhanh chóng chấm dứt khi bạn đã sinh em bé.

Thông thường dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện khi thai ở giai đoạn 24-28 tuần tuổi. 

Nếu sau sinh 6 tuần, các chỉ số đường huyết của bạn chưa về mức như người bình thường thì bệnh không được gọi là tiểu đường thai kỳ. Lúc này tùy vào từng dấu hiệu và các kết quả xét nghiệm cụ thể, bác sĩ sẽ xác định bạn bị tiểu đường type 1, type 2, tiểu đường do dinh dưỡng cũng như tiểu đường triệu chứng.

Theo thống kê có từ 2-10% bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ.
Theo thống kê có từ 2-10% bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳ?

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ là do các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất Insulin. Vì thế lúc này Tụy cần sản xuất nhiều Insulin hơn bình thường. Thậm chí, cơ thể còn xuất hiện dấu hiệu đề kháng Insulin.

Khi Tụy không thể đảm bảo sản xuất đủ lượng Insulin mà cơ thể cần thì đường trong máu sẽ tăng cao Điều này tất yếu dẫn tới các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang bầu và gây nguy hiểm không nhỏ tới sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Ai tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Thực tế cho thấy, ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, trong suốt quá trình mang bầu, bạn cần dung nạp dinh dưỡng để thai nhi phát triển một cách khoa học. Đồng thời việc thăm khám thường xuyên cũng rất có lợi khi phát hiện sớm và kịp thời có hướng điều trị.

Ngoài ra, những đối tượng sau đây được xem là dễ đối mặt với các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Cụ thể:

  • Phụ nữ từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở những lần mang bầu trước đó.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người từng bị sảy thai hoặc bị tiền sản giật
  • Người mang thai khi đã lớn tuổi
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp
  • Những người có người thân trong gia đình từng phải tiêm Insuline bổ sung
đường trong máu sẽ tăng cao Điều này tất yếu dẫn tới các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang bầu
đường trong máu sẽ tăng cao Điều này tất yếu dẫn tới các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang bầu

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai 

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, bạn có thể đối mặt với một số biển hiện như sau:

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần. Điều này dễ gây nhầm lẫn vì hầu hết phụ nữ mang bầu đều đi đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân do thai lớn chèn ép vào bàng quang gây nên.
  • Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện nấm men
  • Các vết thương ngoài ra khó lành.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Nước tiểu thu hút kiến tới.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Sụt cân không rõ nguyên nhân

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ 

Nếu không sớm khắc phục hiện tượng tiểu đường thai kỳ cũng đồng nghĩa với việc bạn để cơ thể thiếu Insulin trong dài ngày. Điều này có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hại như:

Mẹ đối mặt với nguy cơ bị tiền sản giật gấp 4 lần với những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, tiền sản giật là biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với phụ nữ mang bầu. Đặc biệt, người bị tiểu đường thai kỳ còn dễ mắc tiền sản giật gấp 4 lần so với những chị em khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn còn có thể bị nhiễm trùng, băng huyết sau sinh. Do đó, hãy thật cẩn trọng để tránh xa những ảnh hưởng nghiêm trọng do căn bệnh này sinh ra bạn nhé!  

Khó sinh

Khi lượng đường trong máu của mẹ tăng cao sẽ truyền sang cho bé. Lúc này tuyến Tụy của trẻ hoạt động mạnh hơn để sản xuất Insulin. Điều này đồng thời khiến phần vai của con phát triển nhanh chóng trong thai kỳ.

Vì thế, mẹ sẽ khó sinh thường, dễ gặp các rủi ro trong quá trình sinh nở. Đặc biệt còn có nhiều trường hợp bị gãy xương do vai rộng. 

Bắt đầu bước sang tuần 40 bé yêu đã hoàn thiện mọi cơ quan trong cơ thể và sẵn sàng để chào đời
Bắt đầu bước sang tuần 40 bé yêu đã hoàn thiện mọi cơ quan trong cơ thể và sẵn sàng để chào đời

Các biến chứng khác

Mặt khác, tiểu đường thai kỳ cũng làm nguy cơ sinh non, thai chết lưu hoặc tổn thương não nghiêm trọng của trẻ tăng cao.

Đồng thời với đó, khi phát hiện sớm và kịp thời có hướng xử trí, bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể khắc phục. Vì vậy, bạn tránh lo lắng thái quá. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, có liệu trình điều trị phù hợp sẽ cải thiện tình trạng này đáng kể.

Tóm lại, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng mệt mỏi do cơ thể phải “cõng thêm một cái bọc” kết hợp cùng nhu cầu dưỡng chất cao để bé phát triển khi trong bụng mẹ.

Do đó, trong giai đoạn từ 24-28 tuần, bạn nên sớm làm các xét nghiệm để có kết quả chính xác hơn nữa. Ngoài ra, đừng quên theo dõi thêm các chia sẻ trên chuyên trang để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con tốt hơn nữa khi mang bầu bạn nhé! 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *