Không có dấu hiệu mang thai dù que thử lên 2 vạch phải làm sao? 

 

Ngay cả khi đã thử que lên 2 vạch nhưng bạn vẫn không có dấu hiệu mang thai? Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Liệu rằng điều kể trên có tiềm ẩn nguy hiểm gì không?

Những chia sẻ mà chúng tôi nói tới dưới đây tin rằng sẽ giúp bạn đáng kể đấy. Vì thế, đừng vội bỏ lỡ bất cứ thông tin nào bạn nhé! 

Không có dấu hiệu mang thai dù thử lên 2 vạch, phải làm sao?

Hầu hết chị em ngay khi có thai đều sớm cảm nhận được những thay đổi khác lạ trên cơ thể. Thế nhưng một số ít lại không có dấu hiệu mang thai ngay cả khi đã thấy que thử lên hai vạch rõ ràng. Nếu gặp hiện tượng này,  bạn cần:

Thứ nhất, một mặt bạn nên theo dõi thêm để có kết luận chính xác.

Bởi lẽ một số bà bầu có dấu hiệu mang thai muộn hơn so với bình thường. Điều này xuất phát từ cơ địa khỏe mạnh của bạn.

Hơn thế nữa, không có dấu hiệu mang thai với tình trạng ốm nghén ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Vì thế, mọi sự so sánh đều là khập khiễng.

Bạn chớ nên đọc các bài viết về dấu hiệu có bầu sớm rồi bán tín bán nghi lo lắng không có căn cứ.

Bởi lẽ một số bà bầu có dấu hiệu mang thai muộn hơn so với bình thường. Điều này xuất phát từ cơ địa khỏe mạnh của bạn
Bởi lẽ một số bà bầu có dấu hiệu mang thai muộn hơn so với bình thường. Điều này xuất phát từ cơ địa khỏe mạnh của bạn

Thứ hai, bạn cũng nên sớm có kế hoạch đi siêu âm và thăm khám để nắm rõ tình trạng của thai nhi. Trung bình dù không có dấu hiệu mang thai nhưng từ 5-8 tuần sau khi có bầu, tim thai đã rất rõ ràng.

Vì thế, đến các cơ sở uy tín để siêu âm, xem sự phát triển của bé lúc này rất cần thiết. Thông qua những thông số cụ thể về kích thước, nhịp tim, trọng lượng thai,…bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn.

Thứ ba, bạn là người hiểu biết rõ nhất về cơ thể cũng như tình trạng sức khỏe của mình. Vì thế đừng quên chủ động trình bày những đắn đo trong lòng với bác sĩ.

Nhờ thế mà các thao tác thăm khám sau đó được tiến hành chính xác, nhanh chóng và sớm mang lại cho bạn những kết luận giá trị.

Thứ tư, dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng nên giữ tâm thế bình tĩnh. Sẽ là sai lầm lớn nếu như bạn trốn tránh không muốn nghĩ tới trường hợp xấu.

đến các cơ sở uy tín để siêu âm, xem sự phát triển của bé lúc này rất cần thiết
đến các cơ sở uy tín để siêu âm, xem sự phát triển của bé lúc này rất cần thiết

Bởi lẽ hiện tượng không có dấu hiệu mang thai khi đã có có bầu cũng đồng nghĩa với việc chị em đối mặt với nguy cơ bị sảy thai, mắc hội chứng buồng trứng đa nang,…

Nếu gặp trường hợp này, cơ hội bé cưng ở lại với bạn không nhiều. Hãy luôn mạnh mẽ và bản lĩnh, xác định rõ tinh thần cho chuyện xấu nhất có thể xảy ra bạn nhé.

Những chuẩn bị này có vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn cải thiện tình hình theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Mặt khác, hãy chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức,thông tin liên quan đến việc có bầu.

Điều này cũng giúp bạn trở thành một bà mẹ thông thái để vuông tròn gặp được bé cưng của mình dễ dàng nữa đấy! 

Lời khuyên dành cho mẹ bầu mới mang thai lần đầu tiên

Khá nhiều chị em cảm thấy bỡ ngỡ khi mới mang thai lần đầu. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế, chuyên trang xin đưa ra một số lời khuyên giá trị được chắt lọc từ kinh nghiệm thực tế của rất nhiều mẹ bầu trước đó. Bạn thử đọc và áp dụng xem sao nhé:

Thứ nhất, nên mang giày bệt, tránh đi lại vội vàng

Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, thai mới bắt đầu quá trình làm tổ nên còn rất lỏng lẻo. Sự liên kết của bé với cơ thể người mẹ chưa thực sự bền chắc. Vì lẽ đó, bạn hãy đi lại thật nhẹ nhàng, tránh vận động cũng như làm nặng.

Chưa dừng lại ở đó, mẹ tránh ngồi xổm kẻo sẽ tạo đà “đẩy” bé ra khỏi tử cung. Mặt khác, hãy tạm  biệt những đôi giày cao gót bạn nhé. Thay vào đó, chị em nên đi giày bệt, dép lê để đảm bảo sự an toàn lớn nhất cho bé cưng của mình.

Thứ hai, tránh suy nghĩ tiêu cực

Nhiều người cho rằng không nên nhắc quá nhiều về bé cũng như khoe đã có bầu quá sớm. Bởi lẽ những lời quở trách có thể làm ảnh hưởng tới tâm trạng của mẹ và mang lại những điều không hay.

Do đó, mẹ nên thật giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng như luôn giữ cho mình tâm trạng tích cực, vui vẻ. Bạn cũng nên duy trì điều này trong suốt thai kỳ.

Bởi lẽ tính cách của mẹ trong lúc có bầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến con sau khi chào đời nữa đấy.

Giữ tâm lý thoải mái tích cực giúp bạn có thai kỳ khoẻ mạnh nhất
Giữ tâm lý thoải mái tích cực giúp bạn có thai kỳ khoẻ mạnh nhất

Thứ ba, bổ sung đa vitamin và khoáng chất gấp

Thực tế nhiều chuyên gia khuyên rằng trước khi mang bầu bạn nên bổ sung các loại đa vitamin và khoáng chất. Điều này giúp cơ thể bạn có sự chuẩn bị tốt hơn giúp bé phát triển trí não, kích thước, cân nặng đạt chuẩn.

Đồng thời, mẹ cũng có sức khỏe tốt, củng cố hệ miễn dịch và chống ốm nghén hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu mẹ chưa kịp làm điều này từ trước đó thì hãy sớm bổ sung ngay khi biết mình đã có bầu. Đặc biệt là Sắt, Canxi, Magie,…để tránh dị tật thai nhi, còi xương cho bé nữa mẹ nhé!

bổ sung đa vitamin và khoáng chất gấp
bổ sung đa vitamin và khoáng chất gấp

>>> Mối nguy hiểm chết người với mẹ bầu khi không nhận ra các dấu hiệu có thai sớm

Thứ tư, tránh “đẽo cày giữa đường”

Hãy là một bà bầu thông thái ngay từ bây giờ. Bạn nên tìm hiểu các thông tin chính thống, tài liệu có căn cứ để có một thai kỳ an toàn, suôn sẻ, khỏe mạnh. Mẹ tránh “ai nói gì cũng nghe” vì có thể sẽ làm bản thân mệt mỏi và ảnh hưởng đến con nữa đấy! 

Ngoài ra, đừng quên theo dõi chuyên trang để thường xuyên cập nhật các chia sẻ hay về bầu bí bạn nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.